Giấy in nhiệt là thành phẩm của công nghệ hiện đại, khi không cần có loại mực riêng biệt mà vẫn có thể hiển thị hình ảnh và chữ viết trực tiếp trên giấy. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, để sử dụng sản phẩm này, phía sau đó là một quy trình nhập khẩu phức tạp. Bởi loại giấy này có xuất xứ từ nhiều quốc gia khác nhau như Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản,… Vậy hãy cùng VTN khám phá thủ tục nhập khẩu giấy in nhiệt mới nhất 2024 với quy trình đầy đủ ngay tại đây nhé.
Thủ tục nhập khẩu giấy in nhiệt gồm những gì?
Thủ tục nhập khẩu giấy in nhiệt bao gồm nhiều loại hồ sơ và chứng từ phức tạp, đòi hỏi người chuẩn bị cần cẩn thận hơn khi xử lý các tài liệu liên quan. Cụ thể như sau:
- Tờ khai hải quan
Tài liệu này bao gồm những khai báo quan trọng về thông tin hàng hóa, số lượng, giá trị, nguồn gốc, xuất xứ và một số thông tin liên quan hải quan khác.
- Hóa đơn thương mại – commercial invoice
Đây là chứng từ thương mại có đưa ra những thông tin chi tiết về hàng hóa. Cụ thể về mô tả sản phẩm hàng hóa, số lượng, đơn giá, các điều kiện thanh toán, giá trị tổng và thông tin chi tiết về 2 bên mua, bán trao đổi hàng hóa.
- Tờ khai danh sách đóng gói – packing list
Đây là loại giấy tờ có cung cấp thông tin về phương thức đóng gói, bao gồm số lượng, kích thước và trọng lượng cụ thể của từng kiện hàng.
- Vận đơn hay gọi là bill of lading
Loại chứng từ này được cung cấp bởi công ty vận chuyển. Trong đó có nêu rõ thông tin về hàng hóa, tên của người nhận và người gửi, thêm vào đó là các thông tin và điều kiện vận chuyển cụ thể.
- Bản hợp đồng thương mại – sale contract
Trong hợp đồng thương mại có ghi rõ các quy định quan trọng về điều khoản và điều kiện của giao dịch mua bán giữa hai bên mua và bán.
- Bản hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng
Hồ sơ này có chức năng chứng minh các sản phẩm giấy in nhiệt nhập khẩu đó đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quy định (nếu cần).
- C/O hay chứng nhận xuất xứ – nếu có
Trên chứng nhận có cung cấp thông tin chi tiết, chính xác nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa. Loại giấy này có thể được yêu cầu với mục đích xác minh quyền lợi thuế quan cũng như các ưu đãi thương mại.
- Catalog – không bắt buộc – nếu có
Catalog là một dạng thành phẩm ghi chép và giới thiệu thông tin chi tiết về màu sắc, đặc tính kỹ thuật, kích thước hay ứng dụng của giấy in nhiệt.
Quy trình, thủ tục nhập khẩu giấy in nhiệt chi tiết
Quy trình, thủ tục nhập khẩu giấy in nhiệt được thể hiện qua các bước sau đây:
Bước 1: Khai báo hải quan
Bước đầu, bạn cần xác định các quy định và yêu cầu hải quan của nước ta để tiến hành nhập khẩu giấy in nhiệt.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các chứng từ, giấy tờ cần thiết như đã đề cập ở trên, cũng đồng thời có được mã HS (hải quan) của sản phẩm thì công việc tiếp theo là truy cập phần mềm điện tử khai báo hải quan để cung cấp thông tin đăng ký khai báo.
Bước 2: Mở tờ khai hải quan
Nếu đã hoàn tất thủ tục khai báo hải quan, tiếp theo đó bạn đợi hệ thống trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có thể tờ khai sẽ được phân vào luồng xanh, đỏ hay vàng. Dựa vào phân luồng tờ khai mà quy trình mở tờ khai hải quan sẽ có các bước khác nhau. Nếu làm thủ tục nhập khẩu giấy in nhiệt, bạn cần phải chú ý điều này để tránh mất thời gian xử lý.
Bước 3: Thông quan tờ khai hải quan
Các cán bộ tại cơ quan hải quan sẽ có nhiệm vụ xác thực và kiểm định giấy tờ mà bên nhập khẩu đã khai báo. Nếu không còn tồn tại vấn đề gì thì họ sẽ đồng ý thông quan cho tờ khai hải quan nhập khẩu giấy in nhiệt của bạn.
Bước 4: Chuyển hàng vào kho
Nhiệm vụ tiếp theo bên nhập khẩu cần làm là thanh lý tờ khai và hoàn tất các thủ tục để có thể đưa các kiện giấy in nhiệt vào kho hàng của bên mình.
Nhãn mác nhập khẩu giấy in nhiệt
Bất kể các loại hàng hóa nào, bao gồm cả giấy in nhiệt, khi đã là hàng hóa nhập khẩu thì đều cần tuân thủ quy định hiện hành về nhãn mác. Cụ thể:
- Tên của hàng hóa: Trên nhãn mác được yêu cầu ghi rõ tên chính xác của hàng hóa.
- Xuất xứ của hàng hóa: Trên nhãn mã có ghi rõ thông tin về nguồn gốc xuất xứ của giấy in nhiệt, bao gồm cả quốc gia – nơi sản xuất sản phẩm.
- Tên và địa chỉ của nhà sản xuất: Là thông tin quan trọng cần được cung cấp để đảm bảo tuân thủ theo quy định nhãn mác.
- Model, mã hàng hóa (nếu có): Thông tin này trên nhãn mác cho phép ạn nhận dạng đúng sản phẩm.
Trong đó, nhãn mác bắt buộc phải chứa đầy đủ các thông tin nội dung như sau:
- Cung cấp tên của hàng hóa;
- Cung cấp tên và địa chỉ chính xác của cá nhân hay tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa;
- Nguồn gốc chi tiết và xuất xứ của hàng hóa;
- Cung cấp một số nội dung khác dựa trên tính chất của hàng hóa, cụ thể ở đây là giấy in nhiệt.
Một số chú ý khi nhập khẩu giấy in nhiệt
Trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu giấy in nhiệt, dưới đây là những lưu ý quan trọng mà bạn cần đặc biệt chú ý:
- Quý vị cần đảm bảo hoàn thành đúng nghĩa vụ thuế liên quan đến nhập khẩu đối với nhà nước, có như vậy thì hàng hóa mới được thông quan.
- Số thuế nhập khẩu bị ảnh hưởng bởi giấy chứng nhận xuất xứ (℅) từ các mẫu ưu đãi như form E, form D, form AK,… và các mẫu tương tự. Với một số quốc gia, các mẫu giấy chứng nhận ưu đãi này có thể giúp bên nhập khẩu được giảm hoặc miễn trừ thuế. Để cụ thể hơn về thông tin này, bên nhập khẩu có thể đàm phán trực tiếp với nhà cung cấp.
- Bạn có thể gặp khó khăn khi muốn nhập khẩu giấy đã qua sử dụng, bởi nó thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu. Tuy nhiên nếu có giấy phép nhập khẩu phế liệu thì bạn có thể được phép nhập khẩu giấy tái chế.
- Các khâu thủ tục, giấy tờ làm việc với hải quan cần làm việc dứt điểm trong vòng 30 ngày. Nếu bạn để quá hạn, rất có thể sẽ bị phạt.
Quy trình, thủ tục nhập khẩu giấy in nhiệt mới nhất 2024 luôn được VTN cập nhật liên tục tại đây. Hy vọng bài viết đã cung cấp được tới bạn đọc những thông tin hữu ích và cần thiết.