Máy In Mã Vạch
VNT là đơn vị chuyên phân phối các loại in mã vạch chính hãng từ các thương hiệu như máy in mã vạch Xprinter, Datamax, Argox, Zebra, TSC, … với đầy đủ mẫu mã đa dạng phù hợp cho các nhu cầu của khách hàng từ máy in mã vạch để bàn đến máy in mã vạch côn nghiệp nhẹ, nặng.
Để mang lại lợi ích cho khách hàng thì chúng tôi thường xuyên có các chương trình khuyến mãi giá tốt, giảm giá sốc, free ship toàn quốc nên nếu bạn ở Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng hay bất cứ tỉnh thành nào trên đất nước Việt Nam đều có thể mua hàng trực tuyến dễ dàng với giá tốt và được bảo hành theo hãng.
Nếu bạn chưa biết cách tìm máy in mã vạch phù hợp với nhu cầu của mình thì có thể đọc thêm nội dung dưới để hiểu rõ từ đó bạn có thể biết cách chọn máy phù hợp.
Máy in mã vạch là gì?
Máy in mã vạch là 1 loại máy in chuyên dùng để in tem mã vạch, có thể kết nối với máy tính như một thiết bị ngoại vi. Máy này thường được hỗ trợ bằng phần mềm để người dùng có thể lựa chọn và thiết kế kiểu dáng nhãn, mã vạch, nội dung, độ phân giải, kích thước và chủng loại theo ý muốn trước khi in.
Các tên gọi khác của máy in mã vạch
Máy in mã vạch còn được gọi là Barcode Print trong tiếng Anh hay Label Printer, có nghĩa là máy in tem nhãn. Ngoài ra, máy in mã vạch cũng có nhiều tên khác như máy in tem, máy in tem nhãn mã vạch hay máy in tem giá, máy in decal xi bạc, máy in decal, máy in tem vải,…
Máy in mã vạch dùng decal cuộn và mực in được kết hợp trên lớp film cuộn để tạo nên nguyên liệu in ấn. Thiết bị này sử dụng công nghệ in nhiệt để khiến mực chảy và bám vào bề mặt của decal theo định dạng dữ liệu được truyền từ máy chủ.
Cấu tạo tổng thể của máy in mã vạch
Về cơ bản, cấu tạo tổng thể của máy in mã vạch sẽ gồm các bộ phận sau:
- Đầu in: Được cấu tạo từ hàng nghìn phần tử (DPI) hay còn gọi là số chấm in trên 1 inch bề mặt cần in. Nhiệt lượng từ các chấm này tỏa ra sẽ làm nóng mực mã vạch và nhúng phần dưới vào decal.
- Đèn báo: Thông báo trạng thái chạy, báo lỗi, báo nguồn
- Cổng giao tiếp máy tính: Gồm cổng COM, RS-232, USB hoặc Ethernet
- Cảm biến hiện nhãn
- Cuộn giấy
- Trục bóc: là trục của hệ thống xé nhãn
- Con lăn bóc vỏ: Là một con quay hồi chuyển nhỏ dùng để cuộn nhãn phẳng
Các bộ phận, thiết bị cơ bản để in được mã vạch
Để thực hiện in mã vạch hiệu quả, cần có những thiết bị cơ bản sau:
- Máy in ISBN
- Mực in
- Giấy in mã vạch
- Máy quét mã vạch
- Máy tính để kết nối và điều chỉnh mã vạch
- Phần mềm thiết kế mã vạch
- Cáp kết nối
Nguyên lý hoạt động của máy in mã vạch
Về cơ bản, máy in mã vạch sẽ có nguyên lý hoạt động như sau:
Máy in mã vạch hoạt động dựa trên nguyên lý in chuyển nhiệt. Máy sẽ truyền nhiệt lên bề mặt nhãn từ điểm nóng đầu in cố định lên giấy và vật liệu in. Lúc này bề mặt in sẽ chuyển động. Mực từ đầu in sẽ được làm nóng và in lên bề mặt in theo cấu trúc sẵn.
Loại mực được sử dụng là mực nhiệt. Máy in mã vạch sẽ có 1 phần được bao phủ bởi mực nhiệt, lớp màng nền. Nhiệt sẽ làm nóng chảy mực in, sau đó tuyền từ mặt nhãn từ sang màng đế và in lên vật liệu.
Thông số kỹ thuật chung của máy in mã vạch
Độ phân giải
Là một thông số chỉ số đo mật độ điểm đốt nóng trên một đơn vị độ dài, thường được đo bằng đơn vị dpi (dot per inch). Nó thể hiện số điểm đốt nóng trên mỗi inch, nếu dpi tăng thì mật độ điểm trên đơn vị tăng lên, giúp tem trở nên sắc nét hơn.
Tốc độ in
Tốc độ in của máy in mã vạch thường được đo bằng đơn vị IPS (inches per second), đây là thông số biểu thị chiều dài tem in được tạo ra trong một giây. Tốc độ in nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của người dùng. Đây là yếu tố quan trọng với các máy in mã vạch dành và các loại máy in công nghiệp sẽ có tốc độ in cao hơn so với các loại máy in khác.
Bộ nhớ
Bộ nhớ của máy in thường được chia thành hai phần quan trọng: RAM và FLASH.
+ Bộ nhớ RAM của máy in đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận và xử lý lệnh in từ máy tính.
+ Bộ nhớ FLASH có nhiệm vụ lưu trữ các thông tin cần thiết như quy cách tem, font chữ được sử dụng và hình ảnh dạng số (bitmap).
Kết nối
Với các dòng máy in mã vạch công nghiệp, các nhà sản xuất tích hợp một loạt các kết nối để đảm bảo tích hợp tối ưu với mạng cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp. Các tùy chọn kết nối này bao gồm các loại có dây như Parallel (LPT), RS232 (COM), USB, LAN và kết nối không dây như WAN (IEEE801.01). Nhờ vào sự đa dạng này, máy in mã vạch có khả năng hoạt động tương thích với mọi loại cơ sở hạ tầng thông tin trong doanh nghiệp.
Phân loại máy in mã vạch
Máy in mã vạch để bàn
Máy in mã vạch để bàn là sự lựa chọn tối ưu với nhiều doanh nghiêp, người dùng bởi sản phẩm hội nhiều ưu điểm nổi bật. Điển hình là máy có thiết kế nhỏ gọn, tiết kiệm không gian và dễ sử dụng với mức giá phải chăng. Tuy nhiên, thường máy in để bàn sẽ có tốc độ in và độ phân giải thấp hơn so với các loại máy khác. Máy in mã vạch để bàn thường phù hợp với các cửa hàng thời trang hoặc siêu thị nhỏ hay nơi in ấn không nhiều.
Máy in mã vạch công nghiệp nhẹ
Máy in mã vạch dành cho các ngành công nghiệp nhẹ thường được sử dụng rộng rãi trong các hệ thống quản lý kho vận, các điểm bán vé và siêu thị lớn. Thiết bị mã vạch của loại máy này có kích thước vừa phải, thường làm bằng nhựa để giảm trọng lượng tổng thể. Tốc độ in của máy ở mức trung bình, có thể dùng cuộn giấy dài tới 150 mét.
Máy in mã vạch công nghiệp nặng
Máy in mã vạch công nghiệp nặng thường có trọng lượng lớn do sử dụng khung máy bằng thép cứng cáp. Loại máy này thường có tốc độ in vượt trội và độ phân giải cao hơn so với 2 dòng máy trên. Do đó, máy thích hợp sử dụng cho những dây chuyền sản xuất quy mô lớn.
Tuy nhiên, do kích thước lớn và trọng lượng nặng nên giá của máy cũng khá cao. Đồng thời, việc di chuyển máy thường cần sự hỗ trợ từ nhiều người và cần sử dụng các công cụ như xe kéo hoặc xe lôi.
Công nghệ in của máy in mã vạch
In nhiệt trực tiếp
In nhiệt trực tiếp là phương pháp sử dụng đầu in để đốt nóng trực tiếp mực trên loại tem cảm nhiệt (thermal paper) để tạo ra thông tin. Tuy cách in này tiết kiệm mực in nhưng nó có thể làm giảm tuổi thọ của đầu in do sử dụng nhiều nhiệt lượng và gây ma sát trực tiếp lên tem.
Công nghệ truyền nhiệt gián tiếp
Phương pháp in truyền nhiệt gián tiếp được thực hiện bằng cách sử dụng đầu in để đốt nóng các loại mực được làm từ sáp (wax), sáp và nhựa (wax/resin) hoặc nhựa (resin) để tan chảy và bám lên bề mặt của tem nhãn. Cách in này giúp kiểm soát nhiệt độ đầu in và tránh ma sát trực tiếp với tem nhãn, làm tăng tuổi thọ của đầu in. Hơn nữa, nó cải thiện chất lượng của tem in và giảm thiểu hư hỏng trong quá trình sử dụng.
Ứng dụng của máy in mã vạch
- Ngành sản xuất & bán lẻ: Máy in mã vạch giúp tạo các loại tem nhãn cho sản phẩm như tem giá, tem hàng đông lạnh, tem nguồn gốc xuất xứ và nhiều loại khác. Các loại tem này giúp quản lý, kiểm kê số lượng hàng hóa, theo dõi sản phẩm và thanh toán. Đặc biệt, máy in mã vạch giúp tạo ra thông tin cụ thể, chính xác, giúp làm tăng sự quan tâm và nhu cầu mua sắm của khách hàng.
- Quản lý kho: Giúp xác định mã vạch sản phẩm hoặc dùng để tạo mã vạch cho sản phẩm, cửa an ninh, tem từ, mã vạch cân điện tử
- Giáo dục và văn phòng: Tạo tem đầu sách, tem kệ sách, kệ tủ,… hỗ trợ quan lý thư viên hiệu quả.
- Bán hàng online – sàn thương mại điện tử: Hỗ trợ tạo tem vận đơn, tem kho vận, đơn hàng online,… giúp quá trình vận chuyển diễn ra nhanh chóng, thuận tiện và chính xác.
- Chăm sóc sức khỏe: Giúp tạo tem cho hồ sơ bệnh nhân, tem nhảy, tem cho thiết bị y tế hay xét nghiệm,…. Giúp quản lý vật dụng ý tế và đảm bảo hoạt động của bệnh viên thuận lợi.
- Nội bộ doanh nghiệp: Hỗ trợ in mã vạch trực tiếp lên sản phẩm cố định để kiểm kê, phân loại, lưu trữ,….
- Viễn thông, điện tử, điện lực: In tem dây cáp điện, tủ điện, công tắc, bảng mạch điện,… đảm bảo việc phân loại nguồn điện chính xác nhất.
- Ngành thuế: Giúp tạo mã vạch để cán bộ thuế thu thập dữ liệu báo cáo một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Một số lưu ý khi chọn mua máy in mã vạch
Khi chọn mua máy in mã vạch bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Độ rộng đầu in: Kích thước của tem nhãn có thể in ấn phụ thuộc vào độ rộng đầu in, thường là 4 inch (104 mm). Với độ rộng này, người dùng có thể in nhiều loại tem với kích thước khác nhau với độ rộng không quá 4 inch. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp liên quan đến sản xuất hoặc vận chuyển hàng hóa kích thước lớn, có thể cân nhắc và lựa chọn các dòng máy in có khổ rộng hơn như 6 inch hoặc 8 inch để phục vụ tốt hơn.
- Cổng kết nối: Ảnh hưởng đến kết nối của máy in với máy chủ. Vì vậy, bạn cần xác định máy chủ hỗ trợ những loại cổng giao tiếp nào. Dựa theo đó mới có thể lựa chọn máy in có cổng tương thích để dễ dàng kết nối.
- Hiệu suất: Mỗi dòng máy in mã vạch sẽ có hiệu suất in ấn khác nhau. Vì vậy, bạn cần đánh giá chính xác lượng tem nhãn thường sử dụng hàng ngày hoặc hàng tháng. Nếu nhu cầu in không quá lớn, bạn có thể chọn máy in mã vạch để bàn. Tuy nhiên, nếu bạn cần in một lượng tem lớn đến cực lớn thì hãy cân nhắc sử dụng máy in mã vạch công nghiệp.
- Độ phân giải: Chất liệu in và độ phân giải ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và khả năng in nên việc lựa chọn độ phân giải rất quan trọng. Có ba phiên bản độ phân giải phổ biến là 203dpi, 300dpi và 600dpi. Độ phân giải càng cao, hình ảnh in càng sắc nét, tuy nhiên, điều này có thể làm giảm tốc độ in và tăng chi phí đầu tư.
- Thương hiệu: Để đảm bảo chất lượng sản phẩm và chính sách bảo hành, bạn nên chọn những thương hiệu uy tín và nổi tiếng trong lĩnh vực in ấn. Một số thương hiệu nổi tiếng như RING, Zebra, Honeywell, GoDEX….
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về máy in mã vạch vui lòng liên hệ theo số 0938 610 949 sẽ được đội ngũ tư vấn giải đáp các thắc mắc!